Tại rất nhiều thời điểm, chúng ta phát hiện trên cơ thể có những cục u tròn nổi ở bên dưới lớp da. Đây là hiện tượng sưng hạch bạch huyết. Một dấu hiệu cảnh báo cho khá nhiều vấn đề nghiêm trọng như: nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, thậm chí là ung thư…
Hạch bạch huyết (hạch lympho) là một phần của hệ bạch huyết. Đây là các cấu trúc trơn, hình bầu dục dẹp, nằm rải rác khắc các mạch bạch huyết trên cơ thể (tập trung ở vùng cổ, nách, bẹn…).
Theo các nhà khoa học, hạch bạch huyết có vai trò quan trọng trong việc duy trì các hoạt động của hệ miễn dịch. Chúng có chứa các tế bào huyết, với chức năng lọc, giữ và loại bỏ các phần tử ngoại lai (vi trùng, vi khuẩn…) xâm nhập vào cơ thể.
Sưng hạch bạch huyết là gì?
Sưng hạch bạch huyết là tình trạng hạch bạch huyết bị sưng, nổi cục trên da. Người bệnh có thể sờ thấy bằng tay, khi ấn mạnh sẽ có cảm giác đau.
Hiện tượng sưng hạch bạch huyết có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh. Bởi tình trạng này thường có liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau trên cơ thể.
Nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết
Thông thường, hiện tượng sưng hạch bạch huyết thường xuất hiện khi cơ thể phản ứng với các bệnh lý, nhiễm trùng hay do căng thẳng, stress. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ thống bạch huyết đang hoạt động để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân có hại.
– Tình trạng sưng hạch bạch huyết ở vùng đầu và cổ thường liên quan đến các bệnh lý như:
- Cảm lạnh, cảm cúm
- Viêm xoang
- Nhiễm trùng tai
- Nhiễm trùng răng
- Nhiễm trùng da
- Nhiễm HIV
– Nếu tình trạng hạch bạch huyết bị sưng đồng thời ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể thì nó thường là dấu hiệu của:
- Rối loạn hệ thống miễn dịch: bệnh lupus, viêm khớp dạng thấp
- Ung thư di căn
Khi ung thư từ một nơi di căn tấn công vào hạch bạch huyết thì tỷ lệ sống sót sẽ giảm đi.
– Hiện tượng sưng hạch bạch huyết cũng xảy ra khi cơ thể bị dị ứng với thuốc điều trị như thuốc trị sốt rét, thuốc an thần…
– Một số căn bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, lậu sẽ gây tình trạng sưng hạch bạch huyết ở bẹn. => Tham khảo thêm: Tác hại quan hệ bằng miệng
– Các nguyên nhân khác:
- Bệnh bạch cầu
- Bệnh sởi
- Viêm amiđan
- Bệnh lao
Chẩn đoán tình trạng sưng hạch bạch huyết
Để chẩn đoán tình trạng sưng hạch bạch huyết là do đâu. Người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế.
Tại đây, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh tật và kiểm tra sức khỏe tổng quát của người bệnh. Nếu bạn đang điều trị bệnh bằng thuốc hoặc bị chấn thương, ốm trong thời gian gần thì hãy thông báo cho bác sĩ. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để xác định chính xác nguyên nhân gây sưng hạch.
Việc thăm khám sức khỏe tổng quát bao gồm: kiểm tra kích thước của hạch bạch huyết; phản ứng của người bệnh khi sờ hoặc ấn mạnh vào.
Ngoài ra, người bệnh sẽ có thể phải thực hiện thêm một số kỹ thuật sau:
Xét nghiệm máu
Kiểm tra tình trạng rối loạn nội tiết hay các bệnh lý tiềm ẩn.
Xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, x-quang, MRI, CT
Đánh giá thêm về các hạch bạch huyết hoặc những khu vực trên cơ thể có thể gây tình trạng sưng hạch bạch huyết.
Sinh thiết
Đây là một xét nghiệm xâm lấn bằng cách sử dụng dụng cụ y tế đề lấy mẫu tết bào ra khỏi hạch bạch huyết. Sau đó, tế bào này sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm để kiểm tra các bệnh như ung thư.
Bệnh sùi mồng gà là gì?
Sưng hạch bạch huyết điều trị bằng cách nào?
Không phải trong bất cứ trường hợp nào bị sưng hạch bạch huyết cũng cần phải điều trị.
Nếu bạn bị sưng hạch do cảm cúm thông thường hoặc ngộ độc thực phẩm thì chỉ sau vài ngày là tình trạng này sẽ biến mất. Cơ thể sẽ tự hình thành kháng thể để đẩy lùi mầm bệnh.
Còn với những trường hợp nguyên nhân gây sưng hạch do các bệnh lý gây ra thì cần phải áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp để kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn biến chứng.
Hiện nay, các phương pháp được áp dụng để khắc phục tình trạng sưng hạch bạch huyết gồm:
Điều trị bằng thuốc
Với các trường hợp bị sưng hạch do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus thì người bệnh có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus. Tác dụng của các loại thuốc này là đẩy lùi các triệu chứng và ức chế sự phát triển của các tác nhân gây hại.
Để có kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ.
Điều trị nguyên nhân
Với những trường hợp bị sưng hạch bạch huyết do các bệnh tự miễn (lupus, viêm khớp dạng thấp…) gây ra thì cần điều trị các căn bệnh này để khắc phục tình trạng sưng hạch.
Điều trị ung thư
Với các trường hợp bị sưng hạch bạch huyết do ung thư. Tùy vào từng giai đoạn và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà cần áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp như: phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị…
Dù áp dụng biện pháp điều trị nào thì điều quan trọng là bạn cần phải tuân thủ các yêu cầu do bác sĩ đưa ra. Bên cạnh đó, một chế độ sinh hoạt, làm việc hợp lý, khoa học cũng sẽ hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cơ thể và đẩy lùi bệnh tật.
Sưng hạch bạch huyết đôi khi chỉ là một phản ứng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, nó cũng là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Bởi vậy, bất cứ ai trong chúng ta cũng không nên chủ quan với tình trạng này. Hãy tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để có cách khắc phục kịp thời.
>> Xem ngay: Phòng khám 152 xã đàn
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0584.591.878
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc