Viêm phổi một trong những bệnh thường gặp gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí tử vong, đặc biện ở trẻ em dưới 5 tuổi. Với khí hậu nhiệt đớt gió mùa ở Việt Nam càng tạo điều kiện cho bệnh phát triển. Chính vì vậy các bậc phụ huynh cần sớm phát hiện ra bệnh qua những biểu hiện viêm phổi của trẻ sơ sinh để có thể điều trị kịp thời là việc làm vô cùng quan trong. Vậy trẻ bị viêm phổi có những biểu hiện gì? Hãy tham khảo bài chia sẻ ngay sau đây:
Viêm phổi là bệnh gì
Phổi là cơ quan quan trọng nhất của đường hô hấp, giúp trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường tự nhiên. Không khí hít vào sẽ đi qua mũi, sau đó đến đường hô hấp. Trẻ sơ sinh do chưa làm quen được với điều kiện thời tiết bên ngoài nên rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp, đặc biệt là viêm phổi. Vậy viêm phổi là bệnh gì?
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng ở đường hô hấp, là hiện tượng viêm nhiễm nhu môi phổi do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, phổ biến nhất là phế cầu khuẩn.
Biểu hiện viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị viêm phổi có thể từ khi mới lọt lòng, có liên quan đến thời gian vỡ ối như: vỡ ối từ 6-12 giờ trước khi sinh thì 33% trẻ nhỏ bị viêm phổi. Tương ứng, vỡ ối từ 12-24 giờ trước khi sinh thì có đến 90% trẻ nguy cơ bị viêm phổi.
Nhìn chung, biểu hiện viêm phổi của trẻ sơ sinh gồm:
– Sốt cao: Các trường hợp viêm phổi đều gây ra sốt cao, thường trên 39 độ C. Sốt cao là một dấu hiệu ban đầu để cha mẹ theo dõi, chứ không dùng để chẩn đoán viêm phổi. Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt cao trên 38 độ C thì cần đưa đi cấp cứu ngay lập tức.
– Mệt mỏi: Trẻ dành nhiều năng lượng để hít thở, do đó, khi phổi bị tổn thương sẽ khiến trẻ mệt mỏi hơn. Trẻ thường nằm một chỗ, lười hoạt động, ngủ liên tục.
– Khó thở: Phổi đóng vai trò quan trọng để cung cấp lượng oxy cần thiết cho cơ thể trẻ. Một trong những biểu hiện viêm phổi của trẻ sơ sinh là thở nhanh, thở gấp hơn bình thường. Cha mẹ có thể thấy bé dùng cả vùng bụng để co bóp và cố gắng hít nhiều oxy từ bên ngoài.
– Ho: Đây là phản xạ tự nhiên khi đường hô hấp gặp vấn đề. Viêm phổi sẽ gây ra dịch nhầy trong phổi, do đó, lúc này bé ho được thì coi như cơ chế đẩy loại bỏ dịch ra bên ngoài. Ban đầu có thể ho khan, sau đó trẻ ho có đờm. Đờm có thể màu trắng, sau đó chuyển sang màu xanh, vàng.
– Da nhợt nhạt, xanh xao: Đây là một trong những biểu hiện viêm phổi của trẻ sơ sinh ở giai đoạn nghiêm trọng. Điều đó cho thấy cơ thể trẻ không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết. Lúc này, trẻ da tái nhợt toàn thân, nhất là môi và da mặt. Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.
– Tức ngực, đau bụng: Phổi phải làm việc nhiều hơn, do đó, vùng bụng cũng cần co bóp để hít thở sâu, từ đó khiến chúng phải chịu áp lực lớn hơn, gây tức ngực, đau bụng.
– Nôn chớ, tiêu chảy: Viêm phổi ở trẻ em cũng ảnh hưởng đến dạ dày, từ đó khiến trẻ bị nôn chớ, tiêu chảy.
Viêm phổi ở trẻ gây nguy hiểm gì?
Sức đề kháng ở trẻ sơ sinh còn yếu, do đó, cơ thể rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công. Viêm phổi ở trẻ nếu để kéo dài sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
– Viêm màng não: Do viêm phổi nặng, vi khuẩn sẽ tấn công mạnh, từ đó gây biến chứng viêm màng não. Nếu để kéo dài sẽ để lại di chứng không thể phục hồi như rối loạn thần kinh, tổn thương não vĩnh viễn, mù, điếc…
– Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn ở phổi có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn, từ đó gây nhiễm trùng máu và biến chứng sốc nhiễm trùng, có thể dẫn đến tử vong.
– Tràn dịch màng phổi: Đây là biến chứng nguy hiểm, gây khó khăn trong điều trị cho trẻ và nguy cơ kháng thuốc cao.
– Tràn dịch màng tim, trụy tim: Từ biểu hiện kháng thuốc, ảnh hưởng đến hệ toàn hoàn qua các biến chứng tràn dịch màng tim, trụy tim.
– Còi xương, suy dinh dưỡng: Nếu được điều trị khỏi bệnh, nhưng trẻ có thể bị còi xương, đòi hỏi thời gian điều trị dài và chi phí tốn kém. Thậm chí có thể biến chứng viêm xương chũm, viêm màng não, áp xe não…
Do đó, khi có biểu hiện viêm phổi của trẻ sơ sinh, cha mẹ cần đưa đi khám và điều trị càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ uống hoặc để bệnh kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Điều trị kháng sinh được dùng khá phổ biến, thuốc có tác dụng với các vi khuẩn, chứ không thể tiêu diệt các virus gây bệnh. Chỉ sau thăm khám,xét nghiệm thì bác sĩ mới chẩn đoán bệnh viêm phổi do virus hay vi khuẩn gây ra để có phác đồ điều trị phù hợp.
Phòng ngừa viêm phổi cho trẻ sơ sinh bằng cách nào?
Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh phổi cho trẻ sơ sinh, cha mẹ cần lưu ý:
– Quá trình mang thai, người mẹ cần khám thai định kỳ để phát hiện và can thiệp kịp thời.
– Cần sinh con tại cơ sở y tế đảm bảo an toàn, môi trường sạch sẽ.
– Có chế độ chăm sóc trẻ và mẹ sau sinh phù hợp.
– Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, đúng cách để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
– Giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường không khí lạnh, độc hại.
– Các dụng cụ chăm sóc cho trẻ như quần áo, chăn, tã, cốc thìa…cần được rửa sạch sẽ, khô và vô trùng.
Đặc biệt, khi có nghi ngờ các biểu hiện viêm phổi của trẻ sơ sinh, cha mẹ cần đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, đảm bảo sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
>> Xem ngay: Phòng khám 152 xã đàn
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0584.591.878
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc