Muỗi vằn Aedes aegypti là một loại muỗi nguy hiểm, khi bị Aedes aegypti đốt có thể dẫn đến tử vong. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về muỗi Aedes aegypti xem nguồn gốc, đặc điểm nhận dạng và các thức tiêu diệt chúng.
Bị muỗi vằn Aedes aegypti đốt là nguyên nhân gây ra sốt xuất huyết. Nhận biết đặc điểm hình thái muỗi Aedes và tránh bị đốt là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh.
Muỗi vằn Aedes aegypti bắt nguồn từ Châu Phi và đã lan ra rộng khắp các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các yếu tố môi trường vệ sinh không đạt chuẩn, thiếu nguồn nước sạch , rác thải không được xử lý, người dân để nhiều nguồn nước tù đọng là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát sinh.
Những nơi lý tưởng để muỗi sinh sôi là vũng nước tù đọng hay các dụng cụ chứa nước để lâu ngày như chum vại, lọ hoa, hốc cây, ao tù…Ngoài ra còn có ở nơi thiếu ánh sáng, góc tối, xó nhà, trên quần áo, chăn màn, đồ dùng trong nhà.
Đặc điểm nhận dạng và hình thái của muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn)
Theo các tài liệu y học muỗi Aedes aegypti có màu đen, có các vằn đen và vằn trắng đan nhau ở bụng nên được gọi là muỗi vằn.
Aedes aegypti không gây ra bệnh sốt xuất huyết, nhưng khi đốt người có virus sốt xuất huyết Dengue sẽ lây bệnh từ người này sang cho người khác.
Virus Denegue khi ở trong cơ thể muỗi sẽ tự nhân số lượng lên và có thể lây bệnh cho rất nhiều người thông qua đốt chích.
– Sáng sớm và chiều tối là khoảng thời gian muỗi vằn tích cực hoạt động “hút máu”. Khi thấy “con mồi” chúng lao rất nhanh vào đốt và chỉ buông tha nạn nhân khi đã no nê.
– Thời tiết cũng ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động của muỗi vằn. Thông thường mùa mưa khi thời tiết nóng ẩm là mùa sinh trưởng mạnh nhất, vì thế mọi người cần có phương pháp phòng chống muỗi trong mùa này. Nhiệt độ lý tưởng cho muỗi hoạt động và sinh sản là trên 24 độ, dưới 23 độ muỗi văn không có hạt động hút máu.
Thông tin về bệnh sốt xuất huyết là gì cho bạn tham khảo.
Chu kỳ phát triển và sinh sản của muỗi vằn
Trong điều kiện thuận lợi, trứng muỗi vằn Aedes aegypti phát triển thành bọ gậy mất trung bình từ 7-10 ngày. Từ bọ gậy phát triển thành con quăng mất 5-8 ngày.
Và chỉ sau 2-3 ngày con quăng phát triển thành muỗi con và phát triển thành muỗi trưởng thành để đi hút máu và tiếp tục chu trình phát triển và đẻ trứng. Chỉ có muỗi cái mới đi hút máu và thời gian sống của muỗi cái đi hút máu là khoảng 20 -40 ngày.
Cách phòng tránh muỗi vằn Aedes aegypti đốt
Cách để phòng tránh muỗi vằn đốt có hai cách là ngăn không cho muỗi phát triển và phòng chống bị muỗi đốt.
Ngăn không cho muỗi sinh sôi:
- Che đậy tất cả các dụng cụ chứa nước không cho muỗi có môi trường đẻ trứng và sinh sôi;
- Thường xuyên vệ sinh, thay nước các dụng cục chứa nước ít nhất 1 tuần 1 lần;
- Thả cá ăn lăng quăng vào những nơi chứa nước sinh hoạt như bể, giếng, chum, vại;
- Phát quang bụi dậm, thu gom tất cả những vật dụng có nước đọng, chai lo cũ, lật úp các dụng cụ chứa nước không dùng đến;
- Thay nước lọ hoa thường xuyên.
Phòng chống muỗi đốt:
- Vào mùa mưa nên mặc quần áo dài tay nhất là ở nơi ẩm thấp tối tăm, hoặc thoa kem xua muỗi giúp côn trùng tránh xa;
- Dùng màn khi ngủ ngay cả ban ngày;
- Sử dụng các biện pháp diệt muỗi như bình xị, vợt điện;
- Chú ý để không bị lây bệnh từ bệnh nhân đang bị sốt xuất huyết;
Trên đây là những thông tin đặc điểm hình thái cũng như những điều kiện thuận lợi cho loài muỗi Aedes aegypti phát triển. Từ đó bạn chủ động trong việc ngăn chặn và phòng tránh bị muỗi đốt. Đây là cách tốt nhất để phòng bệnh sốt xuất huyết rất nguy hiểm.
>> Xem ngay: Phòng khám 152 xã đàn
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0584.591.878
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc