Thông tin về bệnh sốt xuất huyết là gì, tìm hiểu các nguyên nhân, triệu chứng khi nhiễm sốt xuất huyết và các thông tin liên quan về bệnh cùng chuyên gia trong bài viết dưới đây.
Theo thống kê của Cục Y Tế dự phòng (BYT) vào đầu năm 2018, số ca mắc phải bệnh sốt xuất huyết trong cả nước là 67.414 trường hợp mắc, trong đó các tỉnh phía Nam số ca mắc bệnh nhiều nhất
Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe.
Sốt xuất huyết dạng nhẹ sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp. Nếu dạng nặng có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột và tử vong.
Khi thấy mình có những biểu hiện như: nhức đầu, sốt cao, ói mửa, chảy máu chân răng, đau bụng,…hãy đến bệnh viện ngay bởi đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết.
Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết
Theo quy luật, 3 ngày đầu tiên bị sốt xuất huyết, người bệnh bị sốt cao, đau đầu nhiều. Tuy nhiên, đây không phải là thời gian nguy hiểm nhất, đa phần bệnh nhân có thể điều trị tại nhà và tái khám theo hẹn.
Từ ngày thứ 4, tính từ khi bắt đầu sốt trở đi, là thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh.
Triệu chứng sốt xuất huyết điển hình
- Cảm thấy bồn chồn, vật vã hoặc li bì;
- Có cảm giác buồn nôn và nôn;
- Đau bụng và mức độ đau càng tăng dần;
- Người bệnh sẽ thấy số lần đi tiểu ít hơn bình thường;
- Có thể bị chảy máu bất kỳ chỗ nào, như chảy máu chân răng, máu cam…
Ngoài ra, một số triệu chứng có thể cảnh báo sốt xuất huyết như phù nề, tràn dịch, gan to, tiểu cầu giảm…
Đối với trẻ em, khi mắc bệnh từ 3 ngày sẽ có dấu hiệu sốt cao. Nhiều cha mẹ chủ quan hiểu nhầm là sốt do cảm cúm hay nhiễm khuẩn đường hô hấp. Do đó, phụ huynh thường tự ý mua thuốc hạ sốt cho trẻ uống tại nhà. Điều này vô tình dẫn đến mức độ bệnh càng nghiêm trọng và nguy cơ biến chứng cao.

Nguyên nhân gây sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra, có 4 loại, được gọi là Den-1, Den-2, Den-3 và Den-4.
Loại muỗi truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti hoặc Aedes albopictus, chúng có thể đưa virus Dengue vào máu bằng cách chích người bệnh và người lành.
Chỉ có muỗi Aedes aegypti cái mới có thể chích người và truyền bệnh. Virus Dengue có thể ủ bệnh trong muỗi khoảng 1 tuần, khi muỗi chích bạn, virus sẽ tuần hoàn trong máu 2-7 ngày.
Nếu bạn bị muỗi Aedes hút máu thì virus được truyền cho muỗi. Cơ thể bạn có thể miễn dịch, nhưng chỉ kháng loại virus đã gây ra bệnh. Trong khi đó, có 4 chủng loại virus nên vẫn có thể mắc bởi loại khác.
Biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh rất nguy hiểm, nếu để bệnh kéo dài sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm. Bao gồm:

Sốt xuất huyết dẫn đến tăng tính thấm mao quản, thoát huyết tương và cô máu, từ đó gây sốc mất máu. Do đó, người bệnh sẽ chảy máu như chảy máu cam, chảy máu chân răng…trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể mể mỏi, sốt cao, kiệt quệ.
- Mù đột ngột, xuất huyết trong dịch kính
Do xuất huyết võng mạc, làm cho các mạch máu võng mạc bị tổn thương, từ đó gây thị lực giảm. Hoặc khi bị xuất huyết trong dịch kính sẽ che phủ dịch này và hòa tan làm cho bệnh nhân gần như bị mù mắt.
Sốt xuất huyết có thể gây suy tim do máu chảy liên tục, tim không đủ sức bơm máu cùng với dịch huyết tương xuất hiện sẽ khiến màng tim bị tràn dịch gây ứ đọng. Thận cũng bị tổn thương do làm việc hết công sức, từ đó gây suy thận cấp.
Khi bị sốt xuất huyết,dịch huyết tương có thể ứ đọng lại ở màng não, từ đó dẫn đến hôn mê. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất.
Huyết tương bị tràn trong cơ thể có thể gây viêm đường hô hấp, tràn dịch màng phổi, phù phổi cấp. Nếu không được cấp cứu có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Ở thể nặng, sốt xuất huyết sẽ gây tụt huyết áp, đau đầu dữ dội, có thể gây xuất huyết não và tử vong.
Phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, có thể dẫn đến sảy thai, sinh non.
Hiện nay, sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc đặc hiệu, mà chỉ điều trị triệu chứng. Khi sốt cao có thể dùng paracetamol, tổng liều không quá 60mg/kg cân nặng/ngày với người lớn. Tuyệt đối không dùng aspirin, analgin, ibuprofen vì có thể gây xuất huyết.

Chẩn đoán sốt xuất huyết bằng cách nào?
Để chẩn đoán sốt xuất huyết, ngoài việc tìm hiểu thông tin về thời gian xuất hiện triệu chứng, các bác sĩ thường sẽ thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết liên quan đến huyết thanh như:
- Xét nghiệm kiểm tra kháng nguyên NS1 trong 5 ngày đầu.
- Qua ngày thứ 5, kiểm tra tìm kháng thể IgM
- Xét nghiệm Elisa.
- Xét nghiệm kiểm tra kháng thể IgG
Thực tế, việc thực hiện các xét nghiệm này rất cần thiết để giúp sớm phát hiện bệnh, tránh nhầm lẫn với một số bệnh lý cũng có thể có các triệu chứng tương tự như:
- Các bệnh về máu.
- Bệnh lý cấp tính ổ bụng.
- Sốt phát ban.
- Nhiễm khuẩn liên cầu…
Phác đồ điều trị sốt xuất huyết mới nhất
Hiện nay, phác đồ điều trị sốt xuất huyết mới nhất được đưa ra dựa vào từng giai đoạn phát triển của bệnh. Theo đó, với mỗi thể bệnh tương ứng sẽ có phác đồ điều trị riêng.
Phác đồ điều trị sốt xuất huyết dạng nhẹ thông thường
Những trường hợp bệnh nhẹ sẽ dược điều trị như sau:
- Dùng thuốc Paractamol theo liều lượng và thời gian của bác sĩ. Cụ thể mỗi lần từ 10-15mg/ kg, cách nhau 4-6 giờ đồng hồ.
- Không điều trị sốt xuất huyết bằng Asprin, Ibuprofen.
- Uống nhiều nước, sử dụng nước trái cây để bù nước.
- Lau toàn thân để làm mát cơ thể.
Phác đồ điều trị sốt xuất huyết dạng cảnh bảo
Lúc này, người bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà mà cần nhập viện ngay. Theo đó, các bác sĩ thường tiến hành truyền dịch bằng Ringer lactat hoặc NaCl 0,9% 6-7% ml/kg cân nặng/ giờ. Thời gian truyền khoảng từ 1-3 giờ. Nếu đỡ, sẽ giảm lượng từ từ. Trường hợp nếu không cải thiện, cần thực hiện theo phác đồ điều trị sốc Dengue.
Phác đồ điều trị sốt xuất huyết dạng sốc Dengue
Vì tính chất khẩn cấp, với những trường hợp sốc Dengue, các bác sĩ thường đưa người bệnh vào phòng cấp cứu. Khi đó, LR 15 ml/kg/giờ sẽ được sử dụng để truyền. Nếu tình trạng cải thiện, lượng dịch truyền sẽ giảm qua từng giờ còn nếu không, các bác sĩ sẽ có biện pháp tăng lượng phù hợp.
Bên cạnh đó, còn có có những lưu ý không thể bỏ qua khi truyền dịch như:
- Đo CVP để quyết định bù dịch hay vận mạch.
- Theo dõi các chỉ số về huyết áp, nhịp thở.
- Theo dõi các biểu hiện xuất huyết dưới da.
Phác đồ điều trị sốt xuất huyết dạng nặng
Ở những tình huống này, truyền máu hoặc truyền tiểu cầu sẽ thường được áp dụng. Cụ thể, các bác sĩ sẽ truyền máu khi xuất huyết quá nặng. Còn việc truyền tiểu cầu sẽ được tiến hành khi tiểu cầu đo được ở dưới mức 50.000/mm3.
Đặc biệt, nếu tình trạng không cải thiện, cần chuyển ngay bệnh nhân lên tuyến trên, tránh nguy hiểm tới tính mạng. Tại đó, có thể một số biện pháp hỗ trợ khác như thở oxy, dùng thuốc vận mạch sẽ được kết hợp để điều trị.
Cuối cùng, người bệnh chỉ được phép xuất viện khi đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Trong 2 ngày liền nhau không bị sốt.
- Huyết áp, mạch đập bình thường.
- Tiểu cầu trên mức 50.000/mm3.
Cách phòng tránh sốt xuất huyết
Trong thời gian 7-10 ngày sốt xuất huyết, người bệnh nên uống oresol, uống nhiều nước hoa quả, nước lọc để cải thiện triệu chứng.
Ngoài ra, để đề phòng bệnh, các bạn nên:
- Nơi ở, phòng ngủ phải sạch sẽ để tránh muỗi vào.
- Tránh đi ngoài trời lúc bình minh, hoàng hôn và buổi tối, vì đây là thời điểm muỗi đi “kiếm ăn”.
- Nên mắc màn khi ngủ, có thể thoa kem chống muỗi ở vùng da dễ bị muỗi tấn công.
- Muỗi có thể sinh sống nơi ẩm ướt, do đó, hãy dọn sạch xung quanh, như lu nước, bể nước đọng…
- Nhớ phun thuốc diệt muỗi định kỳ để phòng ngừa bùng phát dịch sốt xuất huyết.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn bệnh sốt xuất huyết là gì, triệu chứng hay biến chứng bệnh nguy hiểm như thế nào. Chúc các bạn sức khỏe.
>> Xem ngay: Phòng khám 152 xã đàn
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0584.591.878
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc