Bạn bị bong gân, trẹo chân, gãy xương, rạn xương,…hãy chăm sóc và điều trị cẩn thận, nếu không sẽ để lại tổn thương nghiêm trọng gây teo cơ đùi, thậm chí liệt vĩnh viễn.
Vì vậy việc tìm hiểu về chứng teo cơ đùi và các bài tập phục hồi teo cơ đùi thực hiện như thế nào để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Teo cơ đùi là gì? Nguyên nhân gây teo cơ đùi
Teo cơ đùi là hiện tượng các cơ vùng đùi (nhất là vùng đùi trước có tỉ lệ tổn thương cao hơn vùng đùi sau) bị nhỏ đi, số lượng sợi cơ không giảm nhưng chất lượng yếu đi, do đó, việc khắc phục teo cơ đùi hoàn toàn có thể bằng phương pháp tập luyện, vận động.
Teo cơ đùi có thể phân thành 2 nhóm: nhóm từ bản thân cơ và nhóm nguyên nhân ngoài cơ.
- Nhóm nguyên nhân từ cơ: Có thể do các bệnh lý có hoặc không có yếu tố gen, ví dụ như sau phẫu thuật khớp gối, khớp háng, viêm khớp, gãy xương đùi.
- Nhóm nguyên nhân ngoài cơ: Các yếu tố thần kinh trung ương chi phối cơ như tổn thương tủy sống, thoát vị đĩa đệm…
Nhiều trường hợp teo cơ đùi có thể phục hồi, một số khác thì gây teo cơ vĩnh viễn hoặc mức độ bệnh nghiêm trọng hơn.
Các bài tập phục hồi teo cơ đùi
Không có thuốc nào hiệu quả trong điều trị teo cơ đùi, mục tiêu điều trị là làm giảm triệu chứng của tình trạng teo cơ, giúp cuộc sống người bệnh thoải mái hơn.
Một số phương pháp điều trị như chế độ dinh dưỡng, vật lý trị liệu, liệu pháp gen. Tuy có thể không phục hồi hoàn toàn, nhưng việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân cải thiện khả năng vận động nhiều nhất.
Một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất là vật lý trị liệu, bao gồm các bài tập phục hồi teo cơ đùi. Các bài tập nhằm mục đích phục hồi chức năng vận động, giảm biến chứng có thể gặp phải.
Dưới đây là các bài tập phục hồi teo cơ đùi mà người bệnh có thể tham khảo:
Trước khi thực hiện các bài tập, người bệnh nên xoa bóp cho máu lưu thông về cơ nhiều hơn hoặc chườm nóng, ngâm nước ấm để mạch máu trong cơ giãn, giúp cơ mềm và dễ dàng vận động hơn.
Bài tập 1: Co cơ tứ đầu đùi
Các bạn ngồi duỗi thẳng 2 chân, gót chân chạm sàn. Sau đó cố gắng cơ cơ vùng đùi trước, giữ khoảng 10 giây, xong duỗi cơ ra. Lặp đi lặp lại bài tập này khoảng 10 lần.
Bài tập 2: Nâng gối
Đây là bài tập giúp vận động cơ tứ đầu dùi, cơ nhóm đùi trước để duỗi thẳng chân, riêng cơ thẳng đùi giúp gấp đùi.
Các bạn thực hiện như sau: Ngồi trên ghế tựa có chỗ để tay, hai chân để rộng bằng vai, không chạm sàn. Từ từ nâng chân trái lên hết cỡ, rồi hạ xuống từ từ, lặp lại khoảng 10 lần. Sau đó đổi sang chân phải và thực hiện tương tự. Để tăng thêm sức cản, bạn có thể đeo tạ hoặc thêm trọng lượng ở vị trí mắt cá chân.
Bài tập 3:Tập cơ cẳng chân
Đây là bài tập giúp vận động cơ cẳng chân.
Các bạn thực hiện như sau: Bạn ngồi lên mép ghế, gót chân chạm sát, lòng bàn chân hướng phía trước. Sau đó, gấp ngón chân và giữ trong vài giây, duỗi thẳng ngón chân và tiếp tục giữ vài giây. Lặp lại 10-15 lần. Sau đó đổi sang chân bên còn lại.
Bài tập 4: Kiễng chân
Chỉ thực hiện khi bạn có thể chịu đựng được trọng lượng dồn lên mũi bàn chân.
Các bạn thực hiện như sau: Đứng thẳng với đầu gối hơi cong, hai tay để dọc theo cơ thể. Hai chân đứng rộng bằng vai và kiễng chân lên, đứng bằng mũi bàn chân. Giữ khoảng 3-5 giây, lặp đi lặp lại 20 lần, tăng dần theo từng ngày.
Bài tập 5: Hạ gót
Các bạn sử dụng bậc thang để thực hiện bài tập hạ gót với 2 chân, bắt đầu với chân khỏe trước.
Đứng thẳng với đầu mũi chân trên bậc thang, tay vin vào tường giữ thăng bằng, sau đó hạ từ từ gót chân xuống, bạn sẽ cảm thấy căng bắp chân. Giữ trong 10 giây và từ từ nâng gót lên. Lặp lại đều đặn 10 lần, 3 lần/ngày.
Những trường hợp bong gân, rạn nứt xương, trẹo chân…thì nên vận động sớm khi có thể. Đối với chấn thương cần cố định, bạn có thể co cơ tĩnh mạch bằng cách lên gân mỗi ngày, tăng dần vận động.
Việc điều trị đòi hỏi sự kiên trì, duy trì sức cơ, nhưng cũng tránh vận động quá mạnh để giảm mức độ nghiêm trọng của các chấn thương.
Hi vọng bài viết về “teo cơ đùi và các bài tập phục hồi” sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này và biện pháp phòng tránh, hỗ trợ điều trị hiệu quả.
>> Xem ngay: Phòng khám 152 xã đàn
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0584.591.878
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc