Xoắn tinh hoàn là một tình trạng bệnh lý xảy ra khi dây chằng của tinh hoàn bị xoắn, gây cản trở lưu lượng máu đến tinh hoàn. Từ đó, tinh hoàn không còn nhận được dưỡng chất và oxy, dẫn đến suy giảm chức năng và có thể gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản của nam giới. Bệnh lý này hay gặp ở cả trẻ nhỏ và thanh niên, nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ dẫn tới hoại tử tinh hoàn, từ đó mất khả năng sinh sản.
Nguyên nhân xoắn tinh hoàn
Bệnh còn có tên gọi khác là xoắn thừng tinh. Khi mới hình thành trong bào thai, tinh hoàn của bé trai nằm cạnh 2 quả thận. Lúc thai được 3 tháng, trong khi thận nhích lên một tí, thì 2 hòn bi lại chui dần ra khỏi bụng. Khi bé trai ra đời mỗi bi dính với bụng bằng một cuống mạch máu dài gọi là thừng tinh.
Hòn bi với dây thừng tinh giống như quả bóng treo trên dây nó có thể lắc lư, xoay qua xoay lại, và nếu xoay quá đà thì sẽ dẫn đến hiện tượng xoắn. Khi thừng tinh bị xoắn mạch máu nuôi tinh hoàn sẽ bị xoắn lại và tắc. Máu không thể lưu thông để nuôi tinh hoàn và nếu tình trạng này kéo dài quá 6 giờ thì các tế bào của tinh hoàn sẽ chết.
>>> Xem thêm: https://bacsylevanhot.com/xoan-tinh-hoan-nguyen-nhan-va-dau-hieu/
Xoắn tinh hoàn được chia làm 2 nhóm:
- Xoắn ngoài tinh mạc: Cơ chế do dây chằng bìu tinh hoàn chưa được cố định hoàn toàn, tinh hoàn di chuyển và tự xoay quanh trục tự do trong bìu dẫn tới xoắn. Loại này thường chỉ gặp ở trẻ nhỏ.
- Xoắn trong tinh mạc: loại này thì gặp ở nam giới và thanh niên trưởng thành. Do sự bất thường của thừng tinh và tinh mạc bám cao làm cho tinh hoàn di động như quả lắc chuông, gây nên nguy cơ xoắn tinh hoàn là rất cao. Ngoài ra theo cơ chế cơ nâng bìu nên đa phần tinh hoàn bên trái sẽ xoắn ngược chiều kim đồng hồ còn tinh hoàn bên phải thì ngược lại xoắn cùng chiều kim đồng hồ.
Triệu chứng của xoắn tinh hoàn
Lúc mới bị xoắn tinh hoàn, bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau dữ dội, kèm theo tình trạng nôn nhưng không bị sốt. Khi khám bệnh bác sĩ sẽ thấy tinh hoàn không nằm xuôi dọc mà nằm ngang có thể sờ thấy nút xoắn. Nhiều lúc cơn đau kéo dài 5 – 10 phút rồi tự hết do thừng tinh bị xoắn rồi tự tháo ra.
Có thể bệnh nhân bị 1,2 cơn đau/ năm do xoắn – tháo xoắn nhưng rồi một hôm nào đó tinh hoàn xoắn luôn, không chịu tự tháo ra nữa.
- Mất phản xạ ở da bìu bên xoắn.
- Rối loạn tiểu tiện (đái rắt, buốt)
- Khi bệnh nhân đến muộn, tình trạng xoắn kéo dài trên 8 tiếng thì có thể có biểu hiện sốt do nhiễm khuẩn.
- Bên tinh hoàn bị xoắn có biểu hiện sừng to khác biệt hơn hẳn so với bên còn lại.
Điều trị xoắn tinh hoàn
Thực người bệnh hay chủ quan, nghĩ viêm nên tự điều trị, chỉ khi đau quá, các triệu chứng không thuyên giảm thì mới đến khám. Đây là lí do khiến người bệnh phải cắt tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn là bệnh không quá hiếm gặp có thể cứu chữa kịp thời nếu bệnh nhân đến bệnh viện trong vòng 4 – 6 giờ mà không để lại di chứng. Bác sĩ sẽ tháo xoắn thừng tinh, cố định tinh hoàn để nó không xoắn nữa. Ngay cả tinh hoàn bên kia dù không bị sao cũng được bác sĩ khâu cố định với mục đích phòng bệnh hơn chữa bệnh.
>>> https://115ask.com/
Theo dõi:
- Nhiễm trùng sau mổ
- Hoại tử tinh hoàn, teo tinh hoàn sau mổ tháo xoắn giữ tinh hoàn
- Xoắn tinh hoàn tái phát
Bạn nên tái khám sau 3-6 tháng để theo dõi kết quả điều trị, xử lý những biến chứng xoắn tinh hoàn còn lại.
Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý xoắn tinh hoàn, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm tại website bacsylevanhot.com.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0584.591.878
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc